Tổng cục Thể dục thể thao đã có công văn chỉ đạo về việc sử dụng bản ghi Quốc ca chính thức trong các hoạt động thể thao của Việt Nam. Theo đó, bản ghi Quốc ca được đăng trên website Chính phủ sẽ là bản được sử dụng thống nhất
Ngày đăng 7 tháng 1, 2022
Tối 6-12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại AFF Suzuki Cup 2020, lời Quốc ca Việt Nam đã bị ngắt tiếng khi phát trên nền tảng kênh YouTube.
Lý do là đơn vị sở hữu bản quyền Next Media đã chủ động tắt âm thanh do những lo ngại về vấn đề bản quyền âm nhạc bản Quốc ca có thể làm ảnh hưởng đến việc xem trận đấu của người hâm mộ. Sự việc gây bất ngờ, bức xúc cho người dân trên cả nước.
Ngay sau sự việc, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có chỉ đạo, cho biết ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam. Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca.
Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.
Điều này là không hợp lý với thực tế. Khi mà website Chính phủ, trang web chính thức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet toàn cầu, ra mắt vào ngày 10-1-2006, website Chính phủ đã được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức chuyển giao, công bố chính thống Quốc ca Việt Nam trên mạng Internet toàn cầu.
Đây là một trong các dữ liệu chính thức về Nước, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet, gồm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn cũng như các văn bản pháp luật…
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đều có thể sử dụng bản ghi chính thức này trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo quy định của pháp luật. Đây là bản ghi Quốc ca chuẩn mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí. Từ điều này có thể thấy rằng, việc Quốc ca bị đánh bản quyền, tắt tiếng là không hợp lý.
Bản Quốc ca Việt Nam phát tại các sự kiện thể thao quốc tế được lấy từ nguồn chính thức thông qua Bộ Ngoại giao
Sau khi có sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - đã ra văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, các liên đoàn và hiệp hội thể thao quốc gia về việc sử dụng bản ghi Quốc ca. Theo công văn, tất cả các hoạt động thể thao chính thức trong phạm vi Tổng cục Thể dục thể thao quản lý sẽ chỉ sử dụng duy nhất bản ghi Quốc ca Việt Nam được đăng tải trên website Chính phủ. Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu tất cả các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này.
Hiện nay, toàn bộ các hoạt động thể thao chính thức tại Việt Nam cũng như các hoạt động thể thao của các đội tuyển thể thao quốc gia Việt Nam tại đấu trường quốc tế đều do Tổng cục Thể dục thể thao, các liên đoàn và hiệp hội thể thao quốc gia tại Việt Nam quản lý.
Việc thống nhất sử dụng duy nhất một bản ghi Quốc ca Việt Nam đăng trên website Chính phủ sẽ giúp tránh những sự cố đáng tiếc như đã xảy ra trong trận Việt Nam - Lào vừa qua.
Hoạt động thể thao chính thức của Việt Nam sẽ sử dụng bản ghi Quốc ca đăng trên website Chính phủ
7 QUỐC GIA XÁC NHẬN THAM DỰ BỘ MÔN ĐUA XE MÔ PHỎNG TẠI FBANG SEA EC 2021